TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

778 Nguyễn Kiệm, phường Đức Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh | 📧 phongqldt@ufm.edu.vn | 📞 028 37720404

Phòng Quản lý đào tạo

TỔNG QUAN VỀ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

1. THÔNG TIN CHUNG

- Tên tiếng Việt: Phòng Quản lý đào tạo
- Tên tiếng Anh: Department of Academic Affairs
- Tên viết tắt: P.QLĐT / DAA
- Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính
- Địa chỉ: Phòng A.001 - A.002, Trụ sở chính, số 778 Nguyễn Kiệm, phường Đức Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028.3772.0404, 028.3872.6789 nhánh 207
- Website: https://pdt.ufm.edu.vn
- Email: phongqldt@ufm.edu.vn

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 20/03/1999, phòng Quản lý đào tạo được thành lập, ban hành kèm theo Quyết định số 42/MKT-TCCB của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bán công Marketing.

Năm 2004, Nhà trường được Chính phủ quyết định nâng cấp thành Trường Đại học Bán công Marketing. Ngày 27/5/2004, phòng Quản lý đào tạo được thành lập, ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-ĐHMKT/TC của Hiệu trưởng Trường Đại học Bán công Marketing.

Năm 2009, Trường được Chính phủ quyết định đổi tên Trường Đại học Bán công Marketing thành Trường Đại học Tài chính - Marketing.

Ngày 13/10/2010, phòng Quản lý đào tạo được thành lập theo Quyết định số 1607/QĐ-ĐHTCM ngày 13/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing.

Về đội ngũ viên chức, năm 2020 biên chế của phòng Quản lý đào tạo là 17 người, gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 15 viên chức chuyên môn, nghiệp vụ. Tháng 11 năm 2022 có 01 viên chức nghỉ hưu theo chế độ và tới tháng 06/2024 phòng tuyển bổ sung 01 viên chức thay cho viên chức nghỉ hưu theo chế độ đảm bảo số lượng biên chế và do nhu cầu công việc phòng bổ sung thêm 01 nhân sự diện hợp đồng. Tháng 9 năm 2024 phòng Quản lý đào tạo có sự thay đổi về nhân sự cấp trưởng phòng, đồng thời phòng nhận thêm 01 nhiệm vụ mới được chuyển giao từ phòng Quản lý khoa học về phòng Quản lý đào tạo, do vậy nhân sự của phòng Quản lý đào tạo cũng được bổ sung thêm. Tính đến hiện tại phòng Quản lý đào tạo có tổng 18 nhân sự, trong đó có 01 trưởng phòng và 01 phó phòng.

Tất cả viên chức Phòng Quản lý đào tạo đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trình độ đại học trở lên). Tất cả viên chức đều có ý thức trách nhiệm với công việc, có khả năng nắm bắt, triển khai các nghiệp vụ chuyên môn kịp tiến độ và đúng quy định.

Tổ chức Đảng: từ năm 2020 đến đầu năm 2025, sau khi sắp xếp lại nhân sự của các đơn vị thuộc Trường, đồng chí Trưởng phòng Quản lý đào tạo chuyển công tác và đồng chí Trưởng phòng Quản lý khoa học tiếp nhận nhiệm vụ. Tính đến thời điểm hiện tại, Chi bộ Phòng Quản lý đào tạo có 09 đảng viên sinh hoạt. Đến cuối tháng 01/2025 thực hiện chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường Đại học Tài chính – Marketing, chi bộ phòng Quản lý đào tạo được sắp xếp cùng Chi bộ Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế và Chi bộ và được đổi tên là Chi bộ văn phòng 2. Cấp ủy chi bộ có 03 đồng chí gồm Bí thư, phó bí thư và chi ủy viên. Đồng chí Trưởng Phòng Quản lý đào tạo hiện giữ chức vị Bí thư Chi bộ.

Tổ chức đoàn thể: Tổ công đoàn phòng Quản lý đào tạo cũng được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất các công đoàn viên thuộc hai đơn vị Phòng Quản lý đào tạo và Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế và được đổi tên là Công đoàn bộ phận Văn phòng 2. Tính đến hiện tại Phòng Quản lý đào tạo có 19 công đoàn viên. Từ năm 2020 đến năm 2024, Tổ công đoàn của Phòng đều được đánh giá tổ công đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

3.1 Chức năng:

Phòng Quản lý đào tạo là đơn vị chức năng cấp phòng thuộc Trường, có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác về tuyển sinh và quản lý đào tạo đối với toàn bộ các hình thức và bậc đào tạo chính quy của Trường; tổ chức, quản lý công tác giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên trong toàn Trường; làm đầu mối quản lý công tác xây dựng, cập nhật và phát triển chương trình đào tạo đối với các trình độ và hình thức đào tạo; làm thường trực Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường. Làm đầu mối triển khai công tác tổ chức đào tạo học phần Giáo dục quốc phòng và An ninh trình độ đại học chính quy; làm đầu mối quản lý hồ sơ cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và An ninh, quản lý hồ sơ Giáo dục quốc phòng và An ninh trong giai đoạn tự chủ.

3.2 Nhiệm vụ:

1. Tham mưu giúp Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng, điều hành các chương trình đào tạo của Trường. Làm đầu mối tổ chức triển khai việc xây dựng, thẩm định, bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo các hệ, bậc đào tạo của Trường (bao gồm cả các chương trình liên kết quốc tế). Quản lý các chương trình đào tạo và đề cương chi tiết học phần. Tổ chức cập nhật, rà soát, phát triển chương trình đào tạo và đề cương học phần định kỳ.

2. Làm đầu mối tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo dài hạn của Trường. Tổ chức công tác mở ngành mới; Phối hợp với các Khoa và đơn vị liên quan mở ngành đào tạo theo nhu cầu nhân lực của xã hội. Tổ chức thực hiện việc liên kết đào tạo theo quy định của pháp luật.

3. Đề xuất các biện pháp quản lý quá trình đào tạo; phối hợp với các khoa và đơn vị chức năng nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo của Trường.

4. Làm đầu mối xây dựng, cập nhật, sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai, theo dõi, hướng dẫn các đơn vị trong Trường thực hiện các văn bản quản lý, các quy định, quy chế đào tạo đại học chính quy.

5. Xây dựng và điều hành kế hoạch đào tạo hằng năm cho các khóa đào tạo hình thức chính quy của Trường; lập thời khóa biểu học tập từng học kỳ; tổ chức cho sinh viên đăng ký học phần; thông báo cho sinh viên các lớp về việc thay đổi thời khóa biểu đột xuất.

6. Đề xuất chỉ tiêu và tổ chức thực hiện tuyển sinh đại học, liên thông đại học chính quy hằng năm, bao gồm: xây dựng đề án tuyển sinh; lập kế hoạch, tổ chức và giám sát hoạt động tuyển sinh theo quy định; tổ chức xét tuyển, tổ chức các kỳ thi tuyển độc lập của Trường hoặc phối hợp tổ chức thi tuyển (nếu có); thường trực Hội đồng tuyển sinh, Ban tư vấn tuyến sinh và các Ban giúp việc khác của Hội đồng tuyển sinh trường; tham gia công tác quảng bá và tư vấn tuyển sinh, nhập học, phân lớp, bàn giao danh sách sinh viên cho các đơn vị; tham gia phổ biến thông tin trong tuần sinh hoạt công dân - sinh viên; tham gia tổ chức lễ khai giảng cho tân sinh viên đại học chính quy. Phối hợp với các đơn vị giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với sinh viên.

7. Tổ chức cấp phát văn bằng các bậc đào tạo chính quy của Trường theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội và quy định của Trường.

8. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tốt nghiệp, danh sách sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp các bậc đào tạo chính quy của Trường.

9. Làm thường trực các Hội đồng: tuyển sinh, tốt nghiệp và các hội đồng xét học vụ đối với sinh viên chính quy và tham gia các Hội đồng khác theo quy định.

10. Tiếp nhận và xử lý các loại hồ sơ, văn bản... liên quan đến công tác đào tạo; tiếp nhận các đơn từ, văn bản đề nghị của sinh viên, nghiên cứu đề xuất trình Hiệu trưởng giải quyết việc chuyển ngành, chuyển trường, học song ngành, bảo lưu kết quả học tập của sinh viên. Ký xác nhận, cấp các loại giấy tờ liên quan đến việc học tập của sinh viên thuộc thẩm quyền của đơn vị. Xác minh tính hợp pháp của các văn bằng tốt nghiệp hình thức chính quy do Trường cấp. Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh viên chính quy.

11. Xác định khối lượng giảng dạy của các khoa, bộ môn và các chế độ về công tác giảng dạy, ký xác nhận thanh quyết toán khối Iượng giảng dạy cho giảng viên; quản lý việc ký kết hợp đồng thỉnh giảng và tham gia các hoạt động đào tạo giữa các đơn vị thuộc Trường và các cá nhân bên ngoài. Quản lý công tác mời giảng theo từng học kỳ (danh sách giảng viên mời giảng, hợp đồng giảng dạy,...). Quản lý hồ sơ giảng viên thỉnh giảng. Phối hợp thực hiện công tác thanh toán thù lao giảng dạy giảng viên thỉnh giảng.

12. Làm đầu mối quản lý việc phân bổ, điều phối, giải quyết nhu cầu đăng ký sử dụng, theo dõi tình hình sử dụng phòng học, giảng đường được đưa vào khai thác phục vụ đào tạo.

13. Phối hợp với phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng thực hiện công tác bảo đảm chất lượng bên trong, tự đánh giá cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình, phục vụ kiểm định chất lượng theo kế hoạch của Nhà trường.

14. Thực hiện công tác tổng hợp, lưu trữ và báo cáo thống kê theo quy định.

15. Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan xây dựng dự toán ngân sách hằng năm và kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của Trường.

16. Phối hợp với các đơn vị chức năng khác thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình hoạt động của Trường.

17. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị được giao. Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí tại đơn vị.

18. Chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác không quy định cụ thể trên đây và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện bảo đảm chức măng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị và các đơn vị liên quan.

19. Tham mưu giúp Hiệu truởng chỉ đạo triển khai học phần Giáo dục quốc phòng và An ninh trình độ đại học hình thức chính quy.

20. Làm đầu mối quản lý hồ sơ cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và An ninh, quản lý hồ sơ Giáo dục quốc phòng và An ninh trong giai đoạn tự chủ.

21. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định hoặc phân công của Hiệu trưởng.

22. Thực hiện theo phân quyền trên hệ thống phần mềm tính giờ giảng: Xác nhận khối lượng giờ giảng của giảng viên trong năm, chuyển Phòng Tổ chức – Hành chính xác định số giờ vượt định mức của giảng viên và thực hiện các thủ tục chuyển Phòng Tài chính – Kế toán để thanh toán vượt giờ cho giảng viên cơ hữu (Khoa thông báo cho giảng viên ký xác nhận bản kê thông tin giờ giảng).

23. Soạn hợp đồng thỉnh giảng; điều chỉnh, cập nhật lịch giảng của giảng viên thỉnh giảng (khi có thay đổi); thực hiện các thủ tục và chuyển Phòng Tài chính – Kế toán thanh toán thù lao giảng dạy cho giảng viên thỉnh giảng.

24. Thực hiện các thủ tục và chuyển Phòng Tài chính – Kế toán thanh toán tiền chấm thực hành, thực tập, khóa luận tốt nghiệp cho giảng viên.

25. Tổ chức xét học vụ và xét tốt nghiệp đối với sinh viên (về quy trình thực hiện: Phòng Quản lý đào tạo tổng hợp thông tin, chuyển Phòng Công tác sinh viên để chuyển cho Cố vấn học tập).

4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

4.1 Nhân sự:

TT Họ và tên Chức vụ
1Phan Thị Hằng NgaTrưởng phòng
2Lê Trọng TuyếnPhó Trưởng phòng
3Võ Ngọc Bảo ChâuChuyên viên chính
4Nguyễn Lê Mai KhanhChuyên viên chính
5Bùi An NinhChuyên viên chính
6Phan Thị Ngọc PhúcChuyên viên chính
7Trương Bỉnh ThắngChuyên viên chính
8Đặng Thị Tuyết ThanhChuyên viên chính
9Cao Thị Quỳnh TrangChuyên viên chính
10Phạm Ngọc TrìnhChuyên viên chính
11Nguyễn Hoàng VinhChuyên viên chính
12Thới Thị Thu BaChuyên viên
13Nguyễn Văn DiệpChuyên viên
14Đỗ Thị Kim HàChuyên viên
15Nhữ Thị Thu NgânChuyên viên
16Đặng Đình NhânChuyên viên
17Nguyễn Hà PhươngChuyên viên
18Hà Bích ThủyChuyên viên

4.2 Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ tổ chức

Cơ cấu tổ chức phòng Quản lý đào tạo